Sự kiện sắp diễn ra

VIETNAM ICTCOMM 2024

Công nghệ 5G sẽ tác động như thế nào đến các nhà mạng trong năm 2022?

Trong giai đoạn đầu của đại dịch, rất nhiều người phải làm việc từ xa, các nhà mạng đã chuyển sự tập trung đầu tư sang cơ sở hạ tầng cố định làm nền tảng cho các kết nối băng thông rộng tới các hộ gia đình. Nhìn vào tương lai năm 2022, chúng ta sẽ thấy sự tái tập trung trong việc phát triển công nghệ 4G, đồng thời các nhà mạng cũng đang dành nhiều thời gian hơn để đánh giá các phương thức tiên tiến nhất nhằm củng cố, phát triển kế hoạch triển khai công nghệ 5G. Sau đây là ba xu hướng chính trên thị trường trong năm tới được nhận định từ Commscope:

Xác định chiến lược đơn giản hóa  quá trình triển khai 5G

Các nhà khai thác ở Bắc Mỹ sẽ dành thời gian nghiên cứu các khả năng và các sự kiện gần đây như  việc đấu giá băng tần C-band (3.5GHz), đây là lần đấu giá phổ tần có tổng doanh thu cao nhất từng được tổ chức ở Mỹ. Cuộc đấu giá này đã thu về hơn 80,9 tỷ đô la, gây áp lực nhiều hơn cho các nhà mạng trong việc triển khai công nghệ mới nhanh chóng trên phổ tần mới. Đặc biệt là ở Mỹ khi các nhà cung cấp dịch vụ như T-Mobile đã bắt đầu triển khai phổ tần Mid-band. Sự cấp bách này tạo ra cơ hội mới cho các nhà khai thác di động trong việc giải quyết các yêu cầu ngày càng tăng về dung lượng mạng, hiệu suất phổ tần và lộ trình dịch chuyển sang công nghệ 5G...

Đồng thời, chúng ta cũng đang chứng kiến những đơn vị mới tham gia vào hệ sinh thái các nhà cung cấp dịch vụ, đặc biệt là các công ty đo kiểm Dịch vụ vô tuyến băng rộng dân dụng (CBRS) để thúc đẩy quá trình chuyển đổi mạng lưới và cuối cùng ra mắt mạng 5G cho từng khu vực.

Trên toàn cầu, các nhà khai thác đang tìm cách gia tăng nguồn thu từ  hạ tầng mạng của họ. Chúng ta sẽ thấy sự gia tăng 5G chủ yếu ở các thành phố trong giai đoạn đầu. Ngoài tốc độ di động nhanh hơn, các ngành công nghiệp khác cũng sẽ thử nghiệm các use-cases mới như  trong nông nghiệp (vòng cổ kết nối 5G tại các trang trại) hay dịch vụ y tế điểu khiển từ xa qua mạng 5G . Phổ được sử dụng cho các dịch vụ mới này sẽ yêu cầu mật độ dày đặc và các nhà khai thác sẽ cần tìm kiếm công nghệ cho phép phủ sóng cho các khu vực cục bộ.

Ví dụ, chúng ta cũng có thể thấy sự đổi mới mô hình kinh doanh đến từ các ngành như chăm sóc sức khỏe hay hậu cần (Logistic). Điều này không có gì ngạc nhiên khi AWS gần đây đã tung ra một dịch vụ mới giúp các doanh nghiệp thiết lập và mở rộng quy mô mạng di động 5G dùng riêng tại cơ sở của họ trong vài ngày thay vì vài tháng. Xu hướng này có thể tiếp tục khi các chuyên gia ứng dụng ngành dọc quyết định mua một phần của mạng 5G để làm mới thương hiệu và bán như một giải pháp công nghiệp thích hợp cho khách hàng của họ.

 

Khám phá các giải pháp để tối đa hóa cơ sở hạ tầng hiện có

Cuộc chạy đua 5G đã trở nên liên quan mật thiết đến kỹ thuật dân dụng cũng như về công nghệ.  Đối với việc triển khai 5G, khi có các tần số mới, nghĩa là thiết bị mới sẽ phải được triển khai trên nền của cơ sở hạ tầng nhà trạm sẵn có- vốn đã rất quá tải và trật trội. Các nhà khai thác phải đối mặt với những thách thức đáng kể khi phải tính toán đến sự kết hợp của thiết bị 2G, 3G, 4G và 5G.

Các nhà khai thác di động đang tìm cách để sử dụng tối đa cơ sở hạ tầng hiện tại của họ trong khi giảm thiểu việc tiêu thụ điện năng. Mục tiêu là tối thiểu hóa việc xây dựng thêm hạ tầng nhà trạm mới hoặc hoặc bổ sung thêm cấu trúc vào các hạ tầng nhà trạm hiện có.

Để giải quyết vấn đề này, sẽ có sự kết hợp giữa 5G active antennas với passive base station antennas phục vụ các mạng di động 2G, 3G, 4G hiện hữu. Các nhà khai thác sẽ tìm kiếm các công nghệ tối ưu hóa không gian trạm di động và giảm tải trọng gió trong khi kết hợp nhiều ăng-ten. Nhiều nhà khai thác mạng có thể chuyển sang sử dụng các nhà cung cấp hạ tầng nhà trạm trung lập để giảm chi phí đầu tư cũng như tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng.

Sắp tới, các nhà khai thác sẽ tiếp tục tăng cường sự hiện diện của họ trong sinh thái xanh, các vấn đề liên quan sẽ được kiểm soát như lượng điện năng được sử dụng cho các thành phần 5G. Điều này có thể bao gồm các cam kết xanh bổ sung dựa trên quy định của luật pháp và các mối quan tâm xung quanh việc lưu trữ năng lượng, sử dụng năng lượng mới và tản nhiệt. Thiết bị tiết kiệm năng lượng, điện tái tạo và các phương pháp mới để cung cấp năng lượng cho mạng lưới sẽ tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ nhằm mục đích giảm lượng khí thải carbon.

Môi trường, năng lượng xanh chưa bao giờ quan trọng hơn và trong thế giới 5G ngày càng phát triển, đặc biệt là khi các nhà khai thác mạng có thể phải đối mặt với sự tăng trưởng đáng kể trong hóa đơn năng lượng của họ . Khi các nhà khai thác chuyển sang sử dụng các kỹ thuật nhiều đầu vào, nhiều đầu ra (MIMO) để sẵn sàng cho 5G, hệ thống của họ có thể tiêu thụ năng lượng nhiều hơn 2,5-3 lần so với các hệ thống trước đó. Điều này có nghĩa là trong tương lai gần, hàng triệu trạm phát di động ở trung tâm của mạng 5G sẽ yêu cầu nhiều năng lượng hơn so với những công nghệ trước đó như (LTE), như đã đề cập trong một bài viết của CommScope trên GSMA .

Mặc dù các giải pháp ăng-ten thụ động (Passive Antenna) tiêu thụ rất ít điện năng và sử dụng ít năng lượng, các nhà khai thác mạng sẽ có nhiều mối lo ngại hơn về mức tiêu thụ điện năng trong năm 2022 khi họ triển khai mạng 5G với nhiều ăng-ten massive-MIMO cho các khu vực thành thị và ngoại ô.

Hơn nữa, phổ tần C-band chỉ mới được phân bổ gần đây, vì vậy các nhà khai thác vẫn chưa có thời gian để mở rộng mạng lưới sử dụng băng tần này. Nhưng khi quá trình triển khai thực sự diễn ra, mức tiêu thụ điện năng sẽ lớn hơn rất nhiều và trở thành vấn đề chính cần phải giải quyết. Trong tương lai, chúng ta có thể thấy các phần mềm quản lý mạng dựa trên công nghệ điện toán đám mây (cloud-native network management software) sử dụng để phân tích dữ liệu thu thập được từ các thiết bị tại hiện trường và có thể giúp xác định các vấn đề hiệu suất mạng đang tồn tại.

Tìm kiếm các phương thức hỗ trợ Open-RAN

Trước khi Open RAN trở thành công nghệ 5G cốt lõi, vẫn còn nhiều việc phải làm xung quanh khả năng tích hợp giữa các nhà cung cấp. Chúng tôi hy vọng sẽ thấy những cam kết mạnh mẽ hơn nữa trong việc thúc đẩy kiến trúc mạng và các tiêu chuẩn cho Open RAN vào năm 2022.

Trọng tâm sẽ là lập kế hoạch dài hạn với sự tập trung hơn cho O-RAN khi các nhà khai thác xem xét các chiến lược mới về cách các tiêu chuẩn mới sẽ đóng ghóp trong việc triển khai 5G, đặc biệt là ở châu Âu.  Năm trong số các công ty viễn thông hàng đầu châu Âu, bao gồm Deutsche Telekom, Orange, Telecom Italia (TIM), Telefónica và Vodafone, đã đưa ra khuyến nghị về việc xây dựng hệ sinh thái Open RAN vào năm 2021. Tại châu Á, các công ty viễn thông lớn nhất Nhật Bản tuyên bố đã xây dựng mạng 5G dựa trên các nguyên tắc cơ bản về Open-RAN.

Cuối cùng, mục tiêu của O-RAN sẽ là thúc đẩy nhiều đổi mới sáng tạo hơn. Các nhà khai thác sẽ linh hoạt hơn đối với các loại dịch vụ mà họ cung cấp khi các bên thứ ba viết các ứng dụng AI mới .

Chuẩn bị mạng Outdoor Wireless cho tương lai

Các nhà khai thác trên toàn cầu ước tính sẽ chi khoảng 1 nghìn tỷ đô la (2019 - 2025) khi họ nắm bắt được tốc độ tăng trưởng trong kỷ nghuyên 5G. Năm 2022 sẽ là một năm tiền đề để xây dựng kinh nghiệm trong việc lập kế hoạch và triển khai mạng 5G.

Các nhà mạng sẽ dịch chuyển sang sử dụng các nhà cung cấp có khả năng giúp đơn giản hóa việc triển khai 5G và tối đa hóa các khoản đầu tư trước đó. Ví dụ, giải pháp active/passive hybrid antennas có thể giảm tải cho các trạm di động và giảm chi phí vận hành, giúp đơn giản hóa các kết nối từ khối vô tuyến đến Antenna cũng như tăng tốc độ triển khai và giảm chi phí nhân công,   cắt giảm điện năng tiêu thụ cho hệ thống điều hòa làm mát nhà trạm.

Ngoài ra, các nhà cung cấp thiết bị viễn thông sẽ được kỳ vọng sẽ cung cấp các giải pháp độc lập để khách hàng của họ có thể linh hoạt hơn trong quá trình lựa chọn các phương án triển khai.

 

Tin tức mới nhât