Không phải mọi loại dữ liệu đều cần truy xuất tức thì. Và khi nói đến lưu trữ dài hạn, từ bản sao lưu hệ thống, log vận hành, dữ liệu video giám sát cho đến hồ sơ pháp lý, bài toán đi theo hướng:
Làm sao để lưu được càng lâu, càng an toàn, mà càng rẻ?
Đây không còn là câu hỏi kỹ thuật thuần tuý, mà là bài toán chiến lược cho mọi doanh nghiệp có tầm nhìn dài hạn. Nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn trông cậy vào hệ thống NAS truyền thống tại chỗ để lưu trữ các dữ liệu không thường xuyên truy cập. Nhưng theo thời gian, chính những hệ thống này trở thành điểm nghẽn: khó mở rộng, tốn điện năng, chi phí vận hành lớn, và đặc biệt, thiếu linh hoạt khi cần tích hợp với các workflow hiện đại như AI/ML hoặc hybrid cloud.
Cloud NAS, mô hình lưu trữ NAS được xây dựng hoàn toàn trên nền tảng đám mây – đang dần nổi lên như một hướng đi chiến lược. Không chỉ để mở rộng dung lượng, mà còn để tối ưu hóa chi phí sở hữu toàn phần (TCO), đồng thời loại bỏ hàng loạt chi phí ẩn vốn đã trở thành “đặc sản” của các nhà cung cấp hyperscaler như AWS, Azure hay Google Cloud.
Khi tích hợp Cloud NAS trong một môi trường hybrid, doanh nghiệp có thể:
• Giải phóng tài nguyên on-prem cho workload quan trọng hơn
• Dễ dàng đáp ứng yêu cầu lưu trữ lâu dài, tuân thủ
• Tận dụng giá lưu trữ cố định, không phí egress/ API từ các giải pháp như Wasabi
• Và quan trọng nhất: xây dựng một chiến lược dữ liệu bền vững cho 5–10 năm tới
Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào:
• Những giới hạn cố hữu của NAS truyền thống
• Các kịch bản “vượt ngân sách” khi lưu trữ lâu dài trên AWS/ Azure
• So sánh TCO rõ ràng giữa Wasabi và các cloud khác
• Những tính năng chiến lược giúp Wasabi phù hợp cho Cloud NAS dài hạn
• Và các ví dụ thực tế từ doanh nghiệp đang chuyển dịch sang mô hình này
Đây không còn là câu chuyện công nghệ. Đây là một bài toán tài chính, vận hành, và chiến lược dài hơi mà lãnh đạo các doanh nghiệp không nên bỏ qua.
NAS truyền thống (On-Prem NAS)
Hệ thống NAS cục bộ vốn được thiết kế tối ưu cho hiệu năng và truy xuất nhanh, nhưng không phù hợp để lưu trữ dữ liệu dài hạn. Việc giữ dữ liệu “lạnh” (ít hoặc không truy cập) trên NAS hiệu năng cao dẫn đến nhiều bất cập về chi phí và quản lý. Dưới đây là những hạn chế chính của mô hình NAS truyền thống:
• Chi phí cao trên mỗi terabyte: Thiết bị NAS doanh nghiệp có chi phí rất cao cho mỗi TB lưu trữ, do sử dụng phần cứng cao cấp, tốn điện, làm mát, chiếm không gian tủ máy và đòi hỏi hợp đồng bảo trì đắt đỏ. Mỗi khi cần mở rộng thêm dung lượng, doanh nghiệp phải đầu tư thêm thiết bị với mức chi phí đáng kể.
• Lãng phí hiệu năng cho dữ liệu không hoạt động: Dữ liệu lưu trữ lâu dài (dữ liệu “cold” hoặc thậm chí “warm”) hiếm khi được truy cập, nhưng lại đang chiếm chỗ trên hệ thống lưu trữ hiệu năng cao vốn được thiết kế cho tác vụ I/O thường xuyên và khối lượng công việc quan trọng. Điều này tương tự việc để hàng hóa tồn kho trên kệ trưng bày cao cấp – rất lãng phí tài nguyên.
• Thách thức mở rộng (scalability): Nhu cầu lưu trữ tăng trưởng khó dự đoán. Mở rộng dung lượng NAS on-prem không dễ dàng hoặc kinh tế – thường phải mua thêm thiết bị phần cứng, chịu thời gian ngừng hệ thống để lắp đặt, và tăng thêm độ phức tạp cấu hình.
• Gánh nặng quản trị: Quản lý dữ liệu trên hạ tầng NAS cũ, bao gồm sao lưu, sao chép dự phòng và tuân thủ chính sách lưu trữ, tạo ra công việc liên tục cho đội ngũ IT. Quản trị viên lưu trữ phải tốn thời gian “dò dẫm” trên nhiều thiết bị và tầng lưu trữ, thay vì tập trung tối ưu hạ tầng tổng thể.
• Giới hạn về dự phòng và độ bền: NAS tại chỗ thường chỉ dựa vào RAID cục bộ hoặc sao lưu toàn bộ hệ thống để bảo vệ dữ liệu. Khả năng chịu lỗi và độ bền dữ liệu vì vậy có giới hạn, khó sánh với lưu trữ đám mây – vốn cung cấp độ bền dữ liệu tới 99,999999999% (11 con số 9) và khả năng nhân bản dữ liệu giữa các vùng địa lý để tăng cường dự phòng.
• Phụ thuộc nhà cung cấp (vendor lock-in): Sau khi đầu tư lớn vào một nền tảng NAS nhất định, việc di chuyển dữ liệu sang hệ thống khác hầu như “bất khả thi” do quá trình di chuyển phức tạp, tốn công và tiềm ẩn rủi ro lỗi. Điều này khiến doanh nghiệp bị “trói chân” vào nhà cung cấp ban đầu, khó linh hoạt chiến lược lưu trữ về sau.
Một thực tế đáng chú ý: Khoảng 80% dữ liệu doanh nghiệp trở nên không được truy cập thường xuyên chỉ sau vài tháng tạo ra – tuy vậy hầu hết công ty vẫn giữ các dữ liệu “đóng băng” này chung với dữ liệu nóng trên thiết bị NAS đắt tiền. Điều này không chỉ lãng phí dung lượng lưu trữ mà còn làm tăng thời gian và chi phí sao lưu (do phải backup cả dữ liệu ít dùng). Rõ ràng, sử dụng NAS on-prem cho lưu trữ dài hạn là tốn kém và thiếu bền vững về lâu dài. Do đó, nhiều tổ chức đang tìm hướng tiếp cận mới để lưu trữ dữ liệu không thường xuyên truy cập một cách kinh tế hơn.
Hybrid Storage – Cân bằng hiệu năng và chi phí
Mô hình lưu trữ lai kết hợp hạ tầng lưu trữ tại chỗ với lưu trữ đám mây, tận dụng ưu điểm của cả hai. Trong kiến trúc hybrid, doanh nghiệp tiếp tục dùng NAS hoặc server file nội bộ cho khối lượng công việc đang hoạt động (dữ liệu nóng), đồng thời tự động “tầng hóa” (tiering) những dữ liệu ít truy cập hơn lên lưu trữ đối tượng trên cloud. Cách tiếp cận này giúp mở rộng hầu như vô hạn dung lượng lưu trữ mà không cần đầu tư thêm phần cứng tại chỗ, đồng thời vẫn duy trì hiệu năng cao cho dữ liệu quan trọng.
Lợi ích của lưu trữ hybrid có thể thấy rõ:
• Tuân thủ yêu cầu lưu trữ dài hạn: Dữ liệu được lưu giữ đúng thời gian theo quy định (ví dụ: 7 năm theo luật tài chính, 20 năm theo chính sách y tế…) nhờ dung lượng cloud linh hoạt, giúp doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn như HIPAA, GDPR, SEC 17a-4....
• Đơn giản hóa quản lý dữ liệu: Giảm bớt gánh nặng quản trị nhiều tầng lưu trữ; việc lưu trữ archive trở nên ít phức tạp hơn nhờ có không gian cloud gần như không giới hạn. Dữ liệu cũ có thể được di chuyển theo chính sách tự động, không cần thao tác thủ công của quản trị viên.
• Tối ưu chi phí và ngân sách IT: Hạn chế phải mua thêm thiết bị NAS đắt đỏ. Dữ liệu “nguội” được lưu trên nền tảng chi phí thấp giúp cắt giảm đáng kể chi phí trên mỗi TB, từ đó giải phóng ngân sách cho các dự án CNTT khác.

Choose Your Data Strategic Wisely
Nói cách khác, hybrid storage tạo ra một “kho lưu trữ chủ động” (active archive) – nơi lưu trữ dữ liệu không cần truy cập thường xuyên nhưng vẫn đang online và sẵn sàng được gọi ra bất cứ lúc nào khi cần. Dữ liệu trong active archive không yêu cầu độ trễ thấp nhất như dữ liệu giao dịch trực tiếp, nhưng khác với lưu trữ “lạnh” ngoại tuyến (offline cold storage như băng từ), dữ liệu active archive vẫn có thể truy cập ngay lập tức qua hệ thống file hoặc ứng dụng khi có nhu cầu.
Quá trình luân chuyển dữ liệu giữa on-prem và cloud trong mô hình hybrid được tự động hóa theo chính sách. Phần mềm chuyên dụng sẽ tự động di chuyển file sang lưu trữ đám mây dựa trên các tiêu chí: Tuổi thọ dữ liệu, tần suất truy cập, loại file hoặc tiêu chí tùy chỉnh theo nhu cầu doanh nghiệp. Nhờ đó, dung lượng trên thiết bị NAS chính được giải phóng, hiệu năng cho công việc hiện tại được đảm bảo, trong khi dữ liệu lâu dài vẫn được giữ lại an toàn mà không cần thao tác thủ công của con người.
Nhiều doanh nghiệp đang triển khai mô hình hybrid bằng cách sử dụng các giải pháp Cloud NAS chuyên dụng. Chẳng hạn, Wasabi Cloud NAS cung cấp một gateway kết nối liền mạch giữa NAS hiện hữu với dịch vụ Wasabi Hot Cloud Storage. Giải pháp này tự động nhận diện và tier dữ liệu không hoạt động lên cloud, nhưng vẫn duy trì metadata và “điểm truy cập” ngay trên hệ thống file cục bộ – người dùng cuối vẫn thấy và truy xuất file như bình thường, trong khi thực chất dữ liệu đã được lưu dài hạn trên cloud. Nói cách khác, Wasabi Cloud NAS mang lại cảm giác như mở rộng vô hạn ổ NAS cục bộ nhưng với kinh tế đám mây. Dữ liệu ít dùng được đưa ra khỏi thiết bị on-prem đắt tiền, giải phóng dung lượng cho dữ liệu nóng, đồng thời tạo một “vùng đệm” có chi phí thấp và độ sẵn sàng cao cho dữ liệu ít truy cập.
Wasabi Cloud NAS vs. Hyperscalers (AWS, Azure, GCP)
Khi chuyển từ lưu trữ tại chỗ sang lưu trữ đám mây, một yếu tố quan trọng cần xem xét là tổng chi phí sở hữu (TCO) trong dài hạn. Nhiều nhà cung cấp cloud lớn (AWS, Azure, Google Cloud) quảng cáo mức giá lưu trữ rất thấp cho các tầng lưu trữ lạnh (archive tier). Tuy nhiên, giá trên mỗi GB chỉ là bề nổi – những chi phí ẩn như phí egress (tải dữ liệu xuống), phí API request và phạt xóa sớm có thể cộng dồn đáng kể theo thời gian. Các khoản phí này làm xói mòn lợi ích của đơn giá lưu trữ thấp ban đầu và khiến việc lập kế hoạch ngân sách lưu trữ dài hạn trở nên khó khăn.

100TB Backup comparison through other Cloud Provider
Nhìn vào ví dụ thực tế ở biểu đồ trên, có thể thấy Wasabi Cloud NAS giúp tối ưu chi phí đáng kể. Trong kịch bản sao lưu 100 TB dữ liệu lên cloud, Wasabi tốn khoảng $999 mỗi tháng (với giá cố định $9.99/ TB/ tháng và không phát sinh phí nào khác), trong khi các lựa chọn AWS S3 tương ứng tốn từ ~$2,000 đến $2,800 – cao gấp 3-4 lần Wasabi – sau khi cộng thêm phí API và các phụ phí khác. Đáng chú ý, gói S3 Glacier Instant Retrieval của AWS có giá lưu trữ chỉ khoảng $4/ TB/ tháng (rẻ hơn giá niêm yết của Wasabi $9.99), nhưng phí API và truy xuất đã đẩy tổng chi phí lên cao hơn nhiều so với Wasabi. Nói cách khác, Wasabi với chính sách không tính phí egress/ API thường rẻ hơn đáng kể so với AWS, Google hay Azure cho cùng khối lượng dữ liệu lưu trữ dài hạn.
Một ưu điểm lớn của Wasabi là mô hình định giá đơn giản, “không phí ẩn”. Wasabi cung cấp lưu trữ đối tượng với giá cố định (flat-rate) khoảng $9.99/ TB/ tháng và miễn phí hoàn toàn phí truy xuất dữ liệu (egress) cũng như mọi yêu cầu API. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp muốn tải xuống bao nhiêu tùy ý, gọi API đọc/ ghi dữ liệu bao nhiêu lần cũng được, hóa đơn hàng tháng vẫn cố định như dự tính ban đầu. Nhờ loại bỏ các biến số khó lường, TCO của Wasabi mang lại sự “dễ thở” và minh bạch cho ngân sách. Trên thực tế, Wasabi thường tiết kiệm ~80% chi phí so với lưu trữ tiêu chuẩn của các hãng cloud lớn chính nhờ chính sách flat-rate và miễn phí mọi hoạt động.
Ngược lại, các hyperscaler như AWS, Azure, GCP vẫn áp dụng mô hình tính phí phức tạp: tính tiền trên mỗi lần truy cập (PUT, GET, v.v.) và tính phí egress theo dung lượng GB tải ra. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều công ty “mệt mỏi” với hóa đơn lưu trữ cloud – họ phải đắn đo từng lần truy xuất dữ liệu vì lo ngại chi phí. Theo báo cáo Wasabi Cloud Storage Index 2025, có tới 56% tổ chức thừa nhận từng bị trì hoãn dự án CNTT hoặc kinh doanh do các loại phí lưu trữ đám mây (như phí egress, phí API) quá cao. Những câu hỏi như “Liệu chúng ta có đủ ngân sách để phục hồi dữ liệu backup này không?” hoặc “Chi phí có cho phép chúng ta truy xuất dữ liệu để phân tích/ đào tạo AI thường xuyên không?” trở nên quen thuộc khi dùng cloud của hyperscaler. Với Wasabi, bài toán này được giải quyết: không còn rào cản chi phí trong việc truy cập và khai thác dữ liệu. Doanh nghiệp có thể yên tâm tập trung vào giá trị của dữ liệu thay vì lo lắng về phí mỗi lần dùng.
Ngoài ra, cần nhấn mạnh rằng Wasabi cung cấp hiệu năng tương đương các dịch vụ lưu trữ tiêu chuẩn của AWS. Dữ liệu lưu trên Wasabi luôn ở trạng thái “nóng” (hot storage), sẵn sàng truy cập với độ trễ tính bằng mili-giây tương tự S3 Standard. Không có khái niệm phân tầng phức tạp như “Infrequent Access” hay “Glacier Deep Archive” – nhờ đó tránh được độ trễ kéo dài hàng giờ khi cần lấy dữ liệu ra như trường hợp dùng các tier lạnh của AWS. Thực tế, một số khách hàng tổ chức (ví dụ trong ngành được quản lý chặt như công nghiệp dược phẩm) đã chuyển từ AWS Glacier sang Wasabi chỉ vì họ không thể đợi hàng giờ để truy xuất dữ liệu khi có yêu cầu tức thời từ cơ quan quản lý – Wasabi cho phép họ có ngay dữ liệu trong vài giây/phút thay vì chờ Glacier giải nén. Rõ ràng, Wasabi Cloud NAS không chỉ rẻ hơn mà còn đảm bảo hiệu năng truy xuất vượt trội so với các giải pháp lưu trữ archive truyền thống của hyperscaler.
Tính năng nổi bật của Wasabi Cloud NAS
Lý do Wasabi Cloud NAS đang được nhiều CIO và quản trị hạ tầng tin tưởng không chỉ nằm ở chi phí, mà còn ở các tính năng kỹ thuật nổi trội đáp ứng nhu cầu lưu trữ doanh nghiệp:
• Miễn phí egress & API: Như đã đề cập, Wasabi không thu phí cho việc tải dữ liệu hay gọi API. Đây là cam kết cốt lõi giúp loại bỏ hoàn toàn “phí ẩn”, tạo lợi thế chi phí rõ rệt so với mọi đối thủ.
• Hiệu năng truy xuất cao: Wasabi là dịch vụ cloud storage “nóng” – mọi dữ liệu lưu trên Wasabi có thể được truy cập gần như tức thì bất kể đã lưu bao lâu. Theo đánh giá, hiệu năng của Wasabi tương đương AWS S3 Standard. Người dùng cuối sử dụng Wasabi Cloud NAS sẽ không cảm thấy sự khác biệt so với việc đọc/ghi trên NAS cục bộ truyền thống.
• Quy mô linh hoạt, mở rộng vô hạn: Với Wasabi, doanh nghiệp có không gian lưu trữ mở rộng không giới hạn mà không cần thêm đầu tư phần cứng. Mọi mở rộng dung lượng đều diễn ra trên cloud một cách linh hoạt (theo mô hình OPEX), chấm dứt chu kỳ mua thêm tủ đĩa và nâng cấp thiết bị định kỳ như trước.
• Độ bền và an toàn dữ liệu vượt trội: Wasabi đảm bảo độ bền dữ liệu 11×9 (99,999999999%) – cao hơn nhiều so với giải pháp on-prem thông thường. Dữ liệu được lưu trên hạ tầng đạt các chứng chỉ SOC 2, ISO 27001, PCI-DSS trong các trung tâm dữ liệu hàng đầu. Wasabi cũng hỗ trợ tùy chọn replication (sao chép dữ liệu giữa các vùng địa lý nội châu lục) để tăng cường khả năng chịu thảm họa, đảm bảo dữ liệu luôn có bản sao dự phòng ở nơi khác.
• Immutable buckets (WORM): Wasabi cung cấp tính năng Object Lock để tạo bucket bất biến (Write-Once-Read-Many). Khi bật chế độ này, dữ liệu được bảo vệ tránh bị xóa hoặc chỉnh sửa trong khoảng thời gian đặt trước. Đây là tính năng quan trọng giúp ngăn chặn ransomware và đáp ứng các yêu cầu tuân thủ pháp lý về lưu trữ (ví dụ: đảm bảo chứng từ số không thể bị thay đổi trong suốt thời gian lưu trữ bắt buộc). Đáng nói, Wasabi cung cấp tính năng immutability miễn phí (không thu phụ phí như một số dịch vụ khác vẫn làm).
• Bảo mật và kiểm soát truy cập mạnh mẽ: Wasabi hỗ trợ phân quyền người dùng chi tiết dựa trên vai trò (Role-Based Access Control – RBAC), tích hợp xác thực đa yếu tố (MFA) và đăng nhập một lần (SSO) cho tài khoản quản trị. Dữ liệu được mã hóa trong quá trình truyền và khi lưu trữ tại Wasabi (hỗ trợ mã hóa phía server với khóa do khách hàng cung cấp – SSE-C). Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tích hợp Wasabi vào hệ thống của mình mà vẫn thỏa mãn các chính sách bảo mật nội bộ và quy định ngành.
• Tương thích và dễ triển khai: Wasabi sử dụng giao thức S3 API chuẩn, giúp tương thích với hầu hết các ứng dụng, công cụ backup, lưu trữ hiện có. Riêng giải pháp Wasabi Cloud NAS được thiết kế để cài đặt nhanh chóng (vài phút), không đòi hỏi cài client phức tạp trên từng máy người dùng. Sau khi cấu hình, toàn bộ file trên cloud sẽ hiện diện như một thư mục mạng nội bộ. Đội ngũ IT có thể dễ dàng tích hợp Cloud NAS vào hệ thống sẵn có (NAS, SAN, DAS) qua wizard cấu hình tự động. Điều này giúp việc chuyển đổi sang mô hình hybrid trở nên nhẹ nhàng, không gián đoạn hoạt động kinh doanh.

Let’s us dive in to see how NAS really work
Nhìn chung, Wasabi Cloud NAS không chỉ giải quyết bài toán chi phí mà còn cung cấp mức hiệu năng, bảo mật và linh hoạt tương đương – hoặc thậm chí vượt trội – so với lưu trữ tại chỗ. Thêm vào đó, doanh nghiệp được hưởng lợi từ hệ sinh thái cloud hiện đại (dễ dàng sao lưu, phục hồi, mở rộng, tích hợp các dịch vụ khác...) mà không phải đánh đổi bằng các khoản phí bất ngờ.
Một số Use Cases tiêu biểu
Mỗi tổ chức có nhu cầu sử dụng dữ liệu khác nhau, và Cloud NAS có thể mang lại lợi ích rõ rệt trong nhiều kịch bản. Dưới đây là một số trường hợp sử dụng thực tiễn nổi bật của Wasabi Cloud NAS:
• Tuân thủ lưu trữ và lưu trữ pháp lý (Compliance Archiving): Nhiều ngành công nghiệp bị chi phối bởi các quy định khắt khe về lưu trữ dữ liệu. Ví dụ, bệnh viện phải lưu hồ sơ bệnh án 10-20 năm, công ty tài chính phải giữ lại email hoặc bản ghi giao dịch ít nhất 7 năm theo luật. Với Wasabi Cloud NAS, doanh nghiệp dễ dàng đáp ứng các retention policy này bằng cách chuyển dữ liệu lưu trữ bắt buộc lên cloud chi phí thấp nhưng vẫn đảm bảo truy cập bất kỳ lúc nào. Tính năng immutable bucket (WORM) của Wasabi còn giúp bảo vệ tính toàn vẹn của dữ liệu, bảo đảm rằng dữ liệu tuân thủ không bị xóa/sửa trong suốt thời gian lưu trữ, phù hợp với yêu cầu của luật như SEC 17a-4, HIPAA, GDPR.... Thêm vào đó, do dữ liệu luôn online trên Wasabi, khi có thanh tra hoặc yêu cầu pháp lý, doanh nghiệp có thể xuất dữ liệu phục vụ kiểm tra ngay lập tức – không như cách lưu trữ offline (băng từ) tốn hàng giờ hoặc các dịch vụ archive chậm như Glacier (có thể phải chờ cả giờ để truy xuất).
• Lưu trữ nhật ký và dữ liệu vận hành dài hạn: Các log hệ thống, log ứng dụng, dữ liệu IoT, file backup... thường phát sinh liên tục và nhanh chóng chất đầy dung lượng lưu trữ. Dù phần lớn những log cũ ít được đọc, nhiều tổ chức vẫn phải lưu chúng nhiều năm vì mục đích phân tích sự cố, bảo mật hoặc tuân thủ. Cloud NAS cho phép tự động di chuyển những log cũ này ra khỏi storage chính sau vài tháng, giúp giải phóng không gian trên NAS để phục vụ tác vụ hiện tại. Khi cần điều tra sự cố hoặc phân tích lịch sử, đội ngũ IT vẫn có thể truy cập log lưu trữ trên Wasabi dễ dàng, và quan trọng là không tốn phí mỗi lần truy vấn. Điều này khuyến khích việc kiểm tra, audit hệ thống thường xuyên hơn (do không lo tốn kém), góp phần nâng cao độ tin cậy và bảo mật cho hạ tầng IT.
• Dữ liệu marketing và phân tích khách hàng: Phòng marketing thường lưu trữ lượng lớn dữ liệu khách hàng lịch sử (hành vi, giao dịch, chiến dịch cũ) để phục vụ phân tích xu hướng dài hạn. Những dữ liệu này có thể không cần truy cập hàng ngày nhưng rất quý giá cho việc data mining định kỳ. Thay vì để chúng chiếm chỗ trên NAS đắt tiền, doanh nghiệp có thể sử dụng Wasabi để lưu trữ toàn bộ dữ liệu marketing trong nhiều năm với chi phí thấp. Khi nhóm marketing cần chạy phân tích, họ có thể truy xuất dữ liệu từ Wasabi mà không phát sinh thêm chi phí. Nhờ đó, công ty luôn có bức tranh đầy đủ về lịch sử khách hàng mà không phải hy sinh dữ liệu do chi phí lưu trữ
• Lưu trữ cho R&D (nghiên cứu & phát triển): Trong hoạt động R&D, việc lưu lại kết quả thử nghiệm, tập dữ liệu nghiên cứu qua nhiều năm là rất quan trọng để tham chiếu và tránh lặp lại công việc. Ví dụ, một công ty dược phải lưu giữ dữ liệu thử nghiệm lâm sàng, hay một hãng sản xuất cần lưu tài liệu thiết kế qua các phiên bản. Wasabi Cloud NAS cung cấp kho lưu trữ trung tâm cho nhóm R&D có thể đẩy toàn bộ dữ liệu cũ lên đó, giải phóng thiết bị cục bộ để tập trung cho dự án mới. Nhóm nghiên cứu vẫn thấy các dữ liệu cũ trong hệ thống file chung và có thể kéo về sử dụng khi cần. Quan trọng là, chi phí lưu trữ dài hạn rất thấp giúp phòng R&D dám lưu trữ “thoải mái” hơn, thay vì xóa bớt dữ liệu do lo lắng tốn dung lượng như trước đây.
• Dữ liệu phục vụ AI/ ML và phân tích lớn: Các dự án trí tuệ nhân tạo (AI) và machine learning thường đòi hỏi tập dữ liệu khổng lồ (hình ảnh, video, văn bản, dữ liệu cảm biến…). Những dữ liệu này có thể chỉ dùng cho một đợt huấn luyện mô hình rồi ít được đụng tới, nhưng không thể xóa vì có thể cần cho lần huấn luyện hoặc kiểm thử sau. Với Wasabi, nhóm AI/ ML có thể lưu trữ hàng petabyte dữ liệu thô với chi phí rất thấp, và tự tin truy xuất bất kỳ lúc nào để huấn luyện mô hình mà không lo tốn hàng chục nghìn đô tiền egress phí (vốn rất dễ gặp nếu dùng AWS/ GCP cho AI). Điều này đặc biệt hữu ích cho các tác vụ AI cần đọc dữ liệu nhiều lần – Wasabi cho phép đọc/ghi dữ liệu thường xuyên mà không phát sinh hóa đơn. Nhờ đó, các nhóm AI có thể tập trung tối đa vào việc tối ưu mô hình và kết quả, thay vì phải “nương tay” với dữ liệu do bị giới hạn ngân sách. Bên cạnh đó, Wasabi Cloud NAS hỗ trợ truy cập đồng thời cho nhiều máy chủ/ ứng dụng, giúp các pipeline AI hoặc big data analytics có thể lấy dữ liệu trực tiếp từ kho lưu trữ chung một cách thuận tiện.
Những ví dụ trên chỉ là một phần trong rất nhiều ứng dụng thực tiễn của Cloud NAS. Từ sao lưu & phục hồi thảm họa (Backup/ DR) cho tới lưu trữ nội dung media dung lượng lớn, ở đâu có nhu cầu lưu trữ dung lượng lớn dài hạn với chi phí tối ưu, ở đó Cloud NAS với Wasabi có thể phát huy hiệu quả. Quan trọng hơn, mô hình này đảm bảo doanh nghiệp không phải đánh đổi giữa chi phí và khả năng truy cập dữ liệu: dữ liệu vẫn trong tầm tay khi cần, nhưng chi phí lưu trữ thì thấp hơn gấp bội cách làm truyền thống.

No Time to Lose. Let’s Cloud!!!!!!!!!!!!!
Sẵn sàng “lên mây” với Wasabi Cloud NAS
Xu hướng chuyển dịch từ NAS truyền thống sang Cloud NAS không chỉ đơn thuần là thay đổi hạ tầng lưu trữ, mà là một quyết định chiến lược để tối ưu chi phí và tăng cường hiệu quả quản lý dữ liệu. Những phân tích trên cho thấy rõ: NAS tại chỗ tiềm ẩn nhiều chi phí chìm và hạn chế về mở rộng, trong khi Cloud NAS (đặc biệt với giải pháp từ Wasabi) cho phép doanh nghiệp tiết kiệm chi phí lưu trữ dài hạn đáng kể đồng thời đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về hiệu năng, bảo mật, tuân thủ. Wasabi Cloud NAS mang đến mô hình lưu trữ lai lý tưởng: dữ liệu ít truy cập được “đưa lên mây” một cách an toàn, rẻ và linh hoạt, còn hệ thống tại chỗ được giải phóng để phục vụ cho những tác vụ quan trọng nhất.
Nếu doanh nghiệp của anh/chị đang quan tâm đến việc cắt giảm chi phí lưu trữ (TCO) và loại bỏ các loại phí ẩn khi dùng cloud, hoặc anh/chị là đối tác công nghệ đang tìm giải pháp mới tối ưu hơn cho khách hàng, thì mời anh/chị trao đổi trực tiếp cùng team Wasabi (hoặc các đại diện phân phối chính thức tại Việt Nam) để được chia sẻ cụ thể hơn.
Ngoài ra, quý Khách hàng có thể đăng ký trải nghiệm miễn phí 30 ngày giải pháp Wasabi Cloud NAS để cảm nhận rõ hơn sự khác biệt ngay tại: https://wasabi.qdtek.vn/
Wasabi được thiết kế để giúp anh/chị "đi từ băng lạnh ra lửa nóng" – biến bài toán lưu trữ dữ liệu từ một gánh nặng chi phí thành lợi thế cạnh tranh thực sự cho tổ chức.
------------
Thông tin chi tiết về giải pháp, khách hàng vui lòng liên hệ nhân viên kinh doanh của QD.TEK (TẠI ĐÂY) hoặc thông qua email info@qdtek.vn. QD.TEK tự hào là nhà phân phối hàng đầu của Wasabi Technologies tại thị trường Việt Nam.